Remarketing là gì? Những điều bạn cần biết về Remarketing

Remarketing là gì? Những điều bạn cần biết về Remarketing

Thuật ngữ marketing thì chắc hẳn nhiều người đã biết. Nhưng ngoài ra, trong lĩnh vực quảng cáo thì remarketing cũng là một thuật ngữ phổ biến được nhắc đến và đóng vai trò tương đối quan trọng giúp chiến lược marketing cho doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những hình thức marketing online hot hiện nay. Sau đây Maciek mời bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về cụm từ “remarketing” này nhé!

Remarketing là gì?

Remarketing thực chất là một dạng tiếp thị lại, tức quảng cáo chỉ hiển thị cho cá nhân những người đã truy cập vào website, fanpage của bạn nhưng không có hành động đặt hàng, mua hàng, đăng ký dịch vụ, đăng ký thành viên,…

Hoạt động tiếp thị này mang tính định hướng dữ liệu, quảng cáo theo cá nhân hóa, phù hợp từng đối tượng khác nhau, nên remarketing triển khai phần lớn dựa trên dữ liệu khách hàng đã thu thập được và thông qua email.

Tình hình khách hàng thực tế

Theo khảo sát từ chuyên viên digital marketing Lucidplot, chỉ có khoảng từ 1 – 2% khách mua hàng ngay lần đầu truy cập sẽ mua hàng ngay lần đầu truy cập vào trang web của bạn. Hầu hết mọi người đều cần thêm thời gian, sự tin tưởng để có thể đưa ra quyết định mua ngay. Tuy nhiên, họ chính là những khách hàng tiềm năng, có thể mua hàng của bạn trong tương lai. Bạn có thể thực hiện remarketing, tức quảng cáo tới những người đó ở bất kỳ đâu trên internet.

Remarketing hoạt động như thế nào
Remarketing hoạt động như thế nào

Remarketing search

Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết thêm về thuật ngữ remarketing search, cụm từ chỉ quảng cáo nhắm tới đối tượng đã từng bấm vào quảng cáo của bạn khi tìm kiếm trên Google. Với trường hợp người dùng tìm kiếm lần đầu mà chưa mua thì có thể họ đang đi tham khảo giá. Nhưng nếu sau một thời gian, họ quay trở lại và tiếp tục tìm kiếm đến bạn thì tỷ lệ mua hàng sẽ cao. Bạn có thể nhắm vào những đối tượng như vậy để có chính sách thu hút họ như ưu đãi, thay đổi thông điệp quảng cáo, kích thích người mua,…

Có một mẹo nhỏ cho bạn, nếu thấy có ai đó kích trên 4 lần thì đó có thể là click tặc của đối thủ. Nên bạn hãy cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng nhé.

Cơ chế hoạt động của Remarketing

Để hiểu cụ thể hơn, chúng ta sẽ cùng đi khám phá về cơ chế hoạt động của remarketing theo quy trình như sau và lưu ý là doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn đã có website:

  • Nhúng đoạn mã remarketing vào trang web của bạn.
  • Khi có khách truy cập website, thông tin cookie sẽ được lưu lại trên trình duyệt về đối tượng khách hàng đó.
  • Khi khách thoát khỏi website bạn và lang thang trên mạng, truy cập vào một website khác.
  • Dựa vào những thông tin đã được lưu trên trình duyệt từ giai đoạn thứ 2, email tự động gửi tới đối tượng khách hàng nhắc nhở họ về hoạt động mua hàng chưa hoàn tất của mình tại website. Đồng thời, Google sẽ hiển thị quảng cáo của website bạn trên website khác, nơi mà đối tượng khách hàng tiềm năng truy cập.

Lợi ích của Remarketing đối với doanh nghiệp

Remarketing là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch digital marketing. Bởi những hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được khi thực hiện tiếp thị lại rất tốt. Cụ thể:

Những lợi ích remarketing mang lại cho doanh nghiệp
Những lợi ích remarketing mang lại cho doanh nghiệp

Tương tác với mục tiêu mọi lúc, mọi nơi

Lợi ích đầu tiên mà doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy khi thực hiện remarketing đó là lần được dấu vết, theo đuổi khách hàng mục tiêu và tương tác với họ.

Theo khảo sát, hơn 96% khách hàng truy cập rời đi khi chưa chuyển đổi, gần 50% khách hàng truy cập 1 trang web ít nhất 2 lần trước khi thực hiện hoạt động mua hàng. Do đó, bạn đừng để vuột mất cơ hội vô cùng quý báu có thể thu hút lại những đối tượng khách hàng tiềm năng như vậy.

Tiết kiệm chi phí và thời gian cho quảng cáo

Với mỗi chiến dịch quảng cáo truyền thống, bạn sẽ phải bỏ ra lượng tài chính khổng lồ để chạy. Nhưng với remarketing, bạn sẽ phải bất ngờ bởi nó thực sự rẻ hơn rất nhiều so với cách quảng cáo truyền thống. Đôi khi, chi phí cho remarketing chỉ bằng ⅓ chiến dịch tổng thể, nhưng nó lại đem tới tỷ lệ chuyển đổi vô cùng tốt.

Nâng cao nhận thức về thương hiệu

Điều mà mỗi doanh nghiệp muốn thực hiện đó là tăng khả năng nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Remarketing chính là cách giúp bạn duy trì sự hiện diện thương hiệu trước mắt đối tượng khách hàng tiềm năng rất hiệu quả.

Đúng người, đúng thời điểm, giành được khách hàng từ đối thủ dễ dàng

Số liệu cho thấy, hơn 11% công ty sử dụng marketing để nhắm vào mục tiêu khách hàng của đối thủ. Với remarketing, bạn vừa có thể nhắm vào những đối tượng khách hàng tiềm năng mà đối thủ chưa chạm tới cho đến những khách hàng tiềm năng đang được đối thủ hướng tới. Một trong những cách giúp bạn có được khách hàng mục tiêu chuẩn hơn rất nhiều.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Phân nửa các công ty hiện nay đang sử dụng remarketing để thu hút khách hàng. Tiếp thị trở lại cho phép họ tăng khách truy cập bằng cách hiển thị quảng cáo ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là tại những web tin tức, blog, bài viết,… Thông tin quảng cáo của bạn càng xuất hiện nhiều trước mắt khách hàng và khiến họ click vào nhiều thì tỷ lệ mua hàng càng lớn.

Tỷ lệ chuyển đổi tăng mạnh
Tỷ lệ chuyển đổi tăng mạnh với remarketing

Remarketing giúp tăng khả năng mua hàng và đồng nghĩa với việc đây cũng là chiến lược giúp tăng doanh số bán hàng của bạn.

Đối tượng của Remarketing

Theo các công ty quảng cáo, mặc dù là hiệu quả của remarketing mang lại là vô cùng hấp dẫn, tuy nhiên bạn cần phải xác định đúng đối tượng khách hàng được tiếp thị của mình thì mới đạt hiệu quả cao, đây là yếu tố mấu chốt giúp chiến lược remarketing của bạn thành công.

Bạn cần biết công việc remarketing, tiếp thị lại của doanh nghiệp bạn nhắm tới ai?

  • Khách vào web nhưng không có hành động chuyển đổi như đăng ký, đặt hàng, thanh toán,…?
  • Truy cập nhiều lần?
  • Truy cập không bằng công cụ Google Ads?
  • Khách đã hoàn thành mục tiêu như đặt hàng, mua hàng,…?

Hãy xác định chính xác đối tượng để tiến hành remarketing chính xác nhất.

Phân biệt Remarketing và Retargeting

Trong tiếp thị trực tuyến, nhiều trường hợp thường nhầm lẫn giữa remarketing và retargeting. Bởi đây đều là công cụ tuyệt vời để tăng ROI. Mục tiêu chung của chúng đều là tiếp cận lại khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ truy cập và mua hàng. Tuy nhiên, chúng lại có sự khác biệt đó bạn nhé.

Khác với remarketing (tiếp thị lại) chủ yếu tiếp thị bằng cách cá nhân hóa, gửi mail nhắc nhở công tác mua hàng chưa hoàn thiện của khách hàng, retargeting (nhắm chọn lại) ngược lại là một quảng cáo tiếp cận khách hàng phải trả phí. Retargeting chủ yếu là dạng quảng cáo hiển thị Display Ads, hiển thị quảng cáo ở những nơi khác trong môi trường trực tuyến sau khi khách hàng đi khỏi web của bạn.

Có thể thấy, retargeting chính là một phần của remarketing nhưng nó cụ thể hơn so với remarketing. Nếu như remarketing chỉ triển khai chiến dịch dựa trên dữ liệu chính ngạch thì retargeting có thể sử dụng nhiều loại dữ liệu khác nhau như dữ liệu chính ngạch, dữ liệu đối tác chia sẻ, dữ liệu bên thứ 3 độc lập,…

Retarget khác biệt gì so với remarketing
Retarget khác biệt gì so với remarketing

Nhiều trường hợp, các bạn cung cấp dịch vụ có thể không phân biệt quá rõ ràng về 2 thuật ngữ này mà đồng nhất chúng, hoặc gọi quảng cáo đeo bám chính là remarketing – tiếp thị lại, tiêu biểu là Google. Do đó, khi thực hiện chiến dịch trên Google thì bạn có thể coi đó chính là tiếp thị lại nhé. Vậy tiếp thị lại trên Google hoạt động như thế nào?

Tiếp thị lại của Google được hoạt động như thế nào?

Quy trình hoạt động tiếp thị lại trên Google được thực hiện như sau:

Bước 1: Vào Adwords, lấy code remarketing google và thêm vào tất cả các website của bạn cần. Khi có đối tượng khách hàng truy cập website của bạn thì Google sẽ lấy được thông tin người truy cập và tổng hợp số người đạt yêu cầu thì hiển thị quảng cáo (display network cần đạt >=100 người; google search cần >=1000 người).

Bước 2: Tạo danh sách tiếp thị lại dựa trên URL trang web. Thời gian được tính từ lần cuối đối tượng truy cập.

Bước 3: Tạo chiến dịch tiếp thị lại cho cá nhân đối tượng cần tiếp thị.

Lưu ý:

  • Danh sách tiếp thị lại có thể tạo cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, tùy vào mục đích và nhu cầu của bạn.
  • Đối tượng theo đuổi để tiếp thị lại có thể là ai đã xem giỏ hàng hoặc không vào trang xác nhận đơn hàng.
  • Bạn có thể tùy chọn thời gian hiển thị quảng cáo.

Ngoài Google, bạn còn có thể sử dụng remarketing Facebook, nơi sở hữu lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ nhất hiện nay nữa đó. Tiếp thị lại remarketing là một hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời cho doanh nghiệp, nếu bỏ qua, bạn sẽ khó mà đứng vững trên thị trường trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin và mạng internet như hiện nay đó!