Nhãn hóa chất nguy hiểm là gì? Cần lưu ý những gì

Nhãn hóa chất nguy hiểm là gì? Cần lưu ý những gì

Hóa chất hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất, trong các phòng thí nghiệm tại trường học và các phòng nghiên cứu phân tích. Việc sử dụng hóa chất cần hết sức cẩn thận và phải có kiến thức chuyên môn tốt. Có nhiều loại hóa chất khác nhau và cũng có nhiều loại nhãn hóa chất khác nhau, tùy thuộc vào từng loại hóa chất hoặc nhóm hóa chất lại có những ký hiệu khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhãn hóa chất nguy hiểm và những lưu ý khi sử dụng chúng nhé.

Nhãn hóa chất nguy hiểm là gì?

Nhãn hóa chất nguy hiểm là một trong những quy định của hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất. GHS có 2 nhãn hóa chất dựa trên 2 mục đích, thứ nhất là nhãn hóa chất cảnh báo nguy hiểm trên các công- tên- nơ và những nơi làm việc, và thứ 2 là những nhãn hóa chất sử dụng khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm.Nhãn hóa chất nguy hiểm

Chọn loại nhãn dán nào sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng, nhưng thông thường 2 kiểu nhãn dán trên sẽ không sử dụng chung với nhau, cho nên không nhất thiết dành cho nơi làm việc riêng và dành cho việc vận chuyển riêng. Nhà thầu vận chuyển Nam Phú Thịnh – chuyên vận chuyển hóa chất – hàng nguy hiểm cho biết rằng các nhãn hóa chất nguy hiểm dành cho việc vận chuyển được sử dụng nhiều màu sắc khác nhau, thậm chí đôi khi còn là các thông tin bổ sung.

Nhãn hóa chất thể hiện độ nguy hiểm của hóa chất là một công việc cần thiết cho việc ghi nhãn trên các công- tên- tơ vì:

  • Giúp nhận diện sản phẩm
  • Cảnh báo nguy hiểm, chỉ rõ cho người xem thấy được tính chất và mức độ các rủi ro của các sản phẩm.
  • Chỉ cần có từ mang tính chất nhận biết như WARNING hoặc DANGER cũng rất cần thiết để biết được nên vận chuyển thế nào cho phù hợp.
  • Cảnh báo đề phòng, chỉ ra các sản phẩm cần được xử lý để giảm thiểu rủi ro cho những người sử dụng.
  • Trên đó có ghi nơi của nhà cung cấp

Nhãn tượng hình mức độ nguy hiểm của hóa chất được sử dụng để cung cấp nền tảng hoặc cũng có thể để thay thế các ký hiệu tượng hình nguy hiểm khác nhau tại mỗi quốc gia. Những nhãn tượng hình này được thực hiện bởi Liên Minh châu Âu năm 2009.

Ký hiệu tượng hình GHS được sử dụng dành cho việc vận chuyển giống khuyến cáo trong một khuyến nghị của Liên Hợp Quốc về việc vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm. Được thực hiện rộng rãi trong các quy định của quốc gia như Luật Vận Chuyển vật liệu nguy hiểm Liên bang Mỹ và DOT quy định tại điều 49 C.F.R 100-185.

Những nhãn tượng hình hóa chất nguy hiểm

Nhãn tượng hình nguy hiểm vật lýNhãn tượng hình nguy hiểm vật lý

GHS01: Chất nổ

  • Chất nổ bất ổn.
  • Chất nổ thuộc nhóm 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4.
  • Chất hỗn hợp và tự phản ứng loại A và B.
  • Peroxit hữu cơ A và B

GHS02: Dễ cháy

  • Khí ga cháy loại 1.
  • Aerosol dễ cháy loại 1 và loại 2.
  • Chất lỏng dễ cháy loại 1, 2, 3 và loại 4.
  • Chất rắn dễ cháy loại 1 và loại 2.
  • Chất tự phản ứng và hỗn hợp loại B, C, D, E và loại F.
  • Chất lỏng gây cháy loại 1.
  • Chất rắn gây cháy loại 1.
  • Chất rắn cháy loại 3.
  • Chất lỏng gây cháy loại 3.
  • Hỗn hợp và chất tự làm nóng loại 1 và 2.
  • Hỗn hợp và chất khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy loại 1, 2 và loại 3.
  • Peroxit hữu cơ loại B, C, D, E và loại F.

GHS03: Chất oxi hóa

  • Chất khí oxi hóa nhóm 1.
  • Chất lỏng oxi hóa loại 1, 2 và loại 3.
  • Chất rắn oxi hóa loại 1, 2 và loại 3.

GHS04: Khí nén

  • Khí nén.
  • Khí hóa lỏng.
  • Khí hóa lỏng lạnh.
  • Khí hoà tan.

GHS05: Chất ăn mòn

  • Chất làm ăn mòn kim loại loại 1.

Một số chất không cần ký hiệu

  • Chất nổ thuộc nhóm 1.5 và nhóm 1.6.
  • Khí ga dễ cháy nhóm 2.
  • Hỗn hợp và chất tự phản ứng loại G.
  • Peroxit hữu cơ nhóm G.

Nhãn tượng hình nguy hiểm sức khỏe

GHS06: Độc

  • Độc cấp tính loại 1, 2 và loại 3.

GHS07: Nguy hại

  • Độc cấp tính loại 4.
  • Kích ứng da loại 2 và loại 3.
  • Kích ứng mắt loại 2A.
  • Mẫn cảm da loại 1.
  • Độc tính cơ quan cụ thể sau khi phơi nhiễm loại 3.

GHS08: Nguy hiểm sức khỏe

  • Mẫn cảm hô hấp nhóm 1.
  • Đột biến nguyên bào loại 1A, 1B và loại 2.
  • Tính gây ung thư loại 1A, 1B và loại 2.
  • Độc tính sinh sản loại 1A, 1B và loại 2.
  • Độc tính cơ quan đích sau khi phơi nhiễm loại 1 và loại 2.
  • Độc tính cơ quan đích sau khi phơi nhiễm lặp lại loại 1 và loại 2.
  • Nguy hiểm khi hít vào nhóm1 và 2.

Chất ăn mòn

  • Ăn mòn da nhóm 1A, 1B, 1C.
  • Nguy hiểm đén mắt loại 1.

Nhãn tượng hình nguy hiểm môi trường

GHS09: Nguy hiểm

  • Ăn mòn da loại 1A, 1B và loại 1C.
  • Nguy hiểm đén mắt loại 1.

Không yêu cầu ký hiệu

  • Nguy hiểm tức thời cho môi trường thủy sinh loại 2 và loại 3.
  • Nguy hiểm lâu dài cho môi trường thủy sinh loại 3 và loại 4.

Nhãn tượng hình vận chuyển

Lớp 1: Chất nổ

  • Phân lớp 1.1: Các vật phẩm và chất có nguy cơ nổ hàng loạt.
  • Phân lớp 1.2: Các vật phẩm và chất có mối nguy hiểm bắn ra.
  • Phân lớp 1.3: Các vật phẩm và chất có nguy cơ gây cháy hoặc là có nguy cơ gây nổ nhỏ hay là có nguy cơ bắn ra nhỏ hay toàn bộ.
  • Các vật phẩm và chất được phân loại là chất nổ nhưng không gây nhiều nguy hiểm.
  • Chất cực kỳ nhạy cảm có nguy cơ nổ hàng loạt.

Lớp 2: Khí ga

  • Khí ga dễ cháy.
  • Khí ga không gây hại không cháy.
  • Khí độc.

Lớp 3 và 4: Các chất rắn và chất lỏng dễ cháy

  • Các chất thể lỏng dễ gây cháy nổ.
  • Các chất có khả năng bốc cháy tự pháp.
  • Các chất rắn dễ cháy.
  • Các chất tiếp xúc với nước sinh ra loại khí dễ cháy.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng hóa chất

lưu ý quan trọng khi sử dụng hóa chấtLưu ý về đồ bảo hộ

Sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là những loại hóa chất nguy hiểm. Đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau:

  • Sử dụng đúng đồ bảo hộ lao động theo lĩnh vực của mình.
  • Sử dụng kính bảo hộ lao động để bảo vệ vùng mắt.
  • Sử dụng khẩu trang phòng độc hóa chất.
  • Khẩu trang và găng tay có khả năng kháng hóa chất kiềm mạnh, các loại axit vô cơ và hóa chất dung môi công nghiệp.
  • Sử dụng thêm đồng hồ vạn năng để đo đạc trong phòng thí nghiệm.

Những lưu ý khi sử dụng hóa chất

  • Nên sử dụng thìa sứ hoặc bay sứ để lấy hóa chất.
  • Hóa chất bị vương vãi trên bàn không được cho trở lại hộp đựng hóa chất, giữ gìn độ tinh khiết của hóa chất.
  • Nên sử dụng ampe để đo đạc cho chuẩn xác.
  • Với những loại thuốc thử thông dụng cần sử dụng nhiều nên đựng vào lọ lớn, các loại ít sử dụng thì đựng bằng lọ nhỏ và bảo quản riêng biệt.
  • Chất rắn khi bảo quản trong chai có thể vón lại thành từng cục nhỏ, khó lấy ra hơn. Trước khi lấy hóa chất ra cần xem kỹ cổ chai, vứt bỏ tất cả mọi thứ có thể rơi vào làm bẩn hóa chất.
  • Trên mỗi lọ hóa chất đều cần có nhãn hiệu để dễ phân biệt hơn.
  • Trước khi đưa hóa chất vào lọ cần rửa thật sạch và sấy khô.

3 không khi sử dụng hóa chất

  • Không được nhầm lẫn nút của những loại hóa chất, làm mất đi sự tinh khiết của chúng.
  • Không nên để các loại hóa chất có khả năng tương tác như bốc cháy hay tạo ra lượng nhiệt lớn lại gần nhau.
  • Sấy khô lọ thí nghiệm trước khi cho hóa chất vào. Khi cân hóa chất không nên để hóa chất trực tiếp lên đĩa bởi việc này có thể sẽ làm hỏng cân.

Có rất nhiều loại hóa chất khác nhau với mỗi loại lại có một công dụng riêng biệt, được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Cùng với đó là những loại nhãn hóa chất giúp cho người dùng có thể phân biệt được từng loại, từng nhóm hóa chất. Việc sử dụng cũng cần có những lưu ý cần thiết để tránh mắc phải những sai lầm không mong muốn.