Framework là gì? Sự khác nhau giữa CMS và Framework là gì?

Framework là gì? Sự khác nhau giữa CMS và Framework là gì?

Ngoài các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, Java,… Framework và CMS cũng là các “vật liệu” quan trọng để xây dựng phần mềm. Vậy Framework là gì? CMS và Framework có gì khác nhau? Có nên dùng Framework không?,… Cùng maciek-design tìm hiểu chi tiết hơn về Framework  là gì? Sự khác nhau giữa CMS với Frameword là gì? ngay bây giờ nhé!

Framework là gì?

Framework được định nghĩa là công cụ cho phép phát triển các phần mềm và tạo hệ thống riêng. Công cụ này như một bộ khung gồm tập hợp các đoạn code, library cấu trúc cơ bản, giúp đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng web.

Framework là gì?

Nhờ có Framework, dù bạn là lập trình viên nghiệp dư vẫn có thể tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh với chất lượng tốt nhất. Với các Framework khác nhau sẽ được ứng dụng cho nhiều ứng dụng, phần mềm khác nhau. Vì vậy, dù không có kỹ năng chuyên môn cao, bạn cũng cần biết được Framework nào phù hợp với ứng dụng bạn cần.

Framework đem tới cho người dùng nhiều tính năng hữu ích như:

– Giảm thiểu các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, đơn giản giá quá trình thiết kế và xây dựng giao diện.

– Hỗ trợ và đơn giản hóa cách sử dụng công nghệ mới phức tạp.

– Tái sử dụng các mã code, tăng tính linh hoạt của ứng dụng thông qua sự trừu tượng.

– Khả năng liên kết với nhiều đối tượng, thành phần riêng biệt, tạo thành hệ thống có sự thống nhất, hữu ích và dễ quản lý  hơn.

– Nhờ có Framework, người dùng có thể dễ dàng kiểm tra, chỉnh sửa mã dù mã đó không tham gia dự án.

– Framework tạo nên một quy trình khép kín từ khâu thiết kế giao diện, viết code và kiểm thử phần mềm. 

Ngoài ra, Framework còn có hàng ngàn tính năng khác nữa giúp ích cho người dùng. Khi sử dụng, bạn sẽ khám phá ra thôi.

Sự khác nhau giữa CMS và Framework

Có rất nhiều đặc điểm tương đồng của CMS và Framework khiến không ít người nhầm lẫn, khó phân biệt được giữa 2 công cụ này. Nhưng trên thực tế, đây là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn.

CMS là gì?

CMS là gì?

CMS (content management system) là thuật ngữ chỉ hệ thống/ứng dụng quản lý nội dung kỹ thuật số hoặc nội dung trên internet. Nếu bạn đang muốn sở hữu cho mình một website và không biết làm thế nào để tạo trang web? thì có thể bạn sẽ muốn tham khảo CMS đầu tiên.  Với CMS, người dùng có thể chỉnh sửa nội dung trang đôi khi không cần tới code. Do đó, dù bạn làm SEO, Test hay không biết gì về code cũng có thể làm được một trang web với CMS. Chỉ cần vài thao tác kéo thả hoặc làm việc với các giao diện ứng dụng mà thôi.

Trên thị trường có 2 loại CMS phổ biến thường được sử dụng để lập trình website: Drupal, Joomla và làm web với WordPress.

So sánh CSS với Framework

Ngoài so sánh khái niệm trên, bạn có thể thấy điểm khác biệt lớn nhất của CSS và Framework là:

– CSS: là ứng dụng hay phần mềm người dùng có thể  sử dụng được ngay mà không cần phải thực hiện các lệnh code phức tạp.

– Framework: là công cụ khung sườn với hàng loạt API, thư viện để xây dựng ứng dụng/phần mềm.

Và trên thực tế, theo e-ptit.edu.vn chia sẻ CSS thường được phát triển dựa trên nền tảng của Framework nhất định nào đó. Chẳng hạn: CMS Drupal sẽ được xây dựng trên nền tảng web Framework Symfony; CMS October thì được phát triển bởi Framework Laravel,…

Có nên dùng Framework không?

Bạn có thể code web bằng cách dùng code thuần, nhưng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nếu bạn có sự giúp đỡ của Framework. Đặc biệt, theo https://monamedia.co, nhờ có công cụ này, làm việc teamwork sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nhờ tiến hành theo form chuẩn. Dù có thay đổi nhân sự trong team thì công việc code vẫn có thể đảm bảo.

Ưu điểm của Framework

– Framework cung cấp cho bạn những tính năng chung cho ứng dụng (như tính năng đăng ký, đăng nhập, quản lý dữ liệu người dùng,…). Các tính năng được xây dựng sẵn, người lập trình chỉ cần đưa vào sử dụng khi xây dựng website là được.

– Các sản phẩm có thể kế thừa những tính năng, cấu trúc được tiêu chuẩn hóa. Điều này giúp quá trình vận hành, bảo trì và khắc phục sự cố ứng dụng dễ dàng hơn.

– Lập trình viên tận dụng được thời gian, công sức khi phát triển các ứng dụng/phần mềm.

– Với Framework, bạn có thể mở rộng các tính năng bằng cách ghi đè có chọn lọc lown các lớp có sẵn, viết thêm các chức năng mới trên nền tảng Framework, miễn là tuân thủ tiêu chuẩn nhất định.

Nhược điểm của Framework

Cùng với những lợi ích tuyệt vời trên, Framework cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

– Tốn thời gian, công sức để làm chủ Framework.

– Khi dùng Framework, kích thước ứng dụng lớn, sản phẩm web có thể nặng đến hàng trăm MB code dù chưa có nội dung gì.

– Lập trình viên cần tuân thủ được các quy tắc Framework đề ra.

Với những hạn chế trên, Framework thích hợp hơn khi áp dụng phát triển các phần mềm/ứng dụng vừa và lớn.  

Top 5 Framework phổ biến hiện nay

Nếu bạn đang có nhu cầu phát triển ứng dụng một cách nhanh chóng, tiện lợi và chất lượng nhất, bạn không thể bỏ qua Framework. Hiện trên thị trường cũng có rất nhiều Framework khác nhau. Và dưới đây là 5 Framework phổ biến mà bạn nên tham khảo:

.NET Framework

nền tảng lập trình .NET Frameword

.NET Framework là một nền tảng lập trình đồng thời  là môi trường để thực thi các ứng dụng .NET Framework.  Framework phát triển bởi Microsoft và được dùng chủ yếu trên hệ điều hành Windows. 

Framework cung cấp nhiều thư viện lập trình lớn giúp xây dựng một chương trình phần mềm hỗ trợ lập trình web dễ dàng. Nó cho phép lập trình 4, truy cập, kết nối với các cơ sở dữ liệu, tạo ứng dụng web, cấu trúc dữ liệu, cung cấp thuật toán,…

.NET Framework cũng đưa ra nhiều tính năng được thiết kế sẵn, giúp quá trình viết ứng dụng trở nên dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng hơn. Đây cũng là Framework được sử dụng trong .net development service tại Groovetechnology.com (best software company in Australia, HongKong, USA, VietNam)

Spring Framework

Spring Framework là mã nguồn mở có chứa Inversion of Control giúp đảo ngược điều khiển dùng cho nền tảng Java. Spring có thể áp dụng với bất kỳ ứng dụng Java nào, thậm chí các phiên bản mở rộng cũng được phát triển trên nền tảng Java EE và xây  dựng ứng dụng web.

Spring hiện đang được phát triển phổ biến trong cộng đồng lập trình Java và là giải pháp song hành, thay thế hoặc bổ sung cho mô hình Enterprise JavaBeans.

CakePHP

xây dựng mô hình MVC

CakePHP cho phép xây dựng mô hình MVC nhằm tạo ra một nền tảng phát triển miễn phí, giúp cộng đồng lập trình PHP xây dựng các sản phẩm website nhanh chóng, mạnh mẽ và linh hoạt.

Laravel Framework

Laravel Framework là mã nguồn mở viết bằng ngôn ngữ PHP và được cung cấp miễn phí. Nó được xây dựng trên mô hình MVC. Các hệ thống code linh động, mềm dẻo nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ. Cũng nhờ những ưu điểm đó, lập trình viên có thể xây dựng được khối code chuẩn, sạch và dễ dàng nâng cấp trong tương lai.

CodeIgniter

CodeIgniter cũng là Framework ứng dụng web mã nguồn mở được viết  bằng ngôn ngữ lập trình PHP. CodeIgniter được xây dựng bởi Rick Ellis và đang được phát triển bởi ExpressionEngine Development Team. CodeIgniter đang sử dụng mô hình MVC.

Vậy là chúng ta cơ bản cũng tìm hiểu và biết được Framework là gì? So sánh Framework có sự khác biệt gì so với CMS rồi. Hi vọng những thông tin cơ bản trên sẽ giúp bạn phát triển được ứng dụng/phần mềm hiệu quả nhất.