Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp đối với nhiều người thuộc các độ tuổi khác nhau. Đây là một bệnh lý được gây nên bởi các tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân của bệnh lý tiêu chảy có thể từ nhiều nguồn khác nhau. Tiêu chảy nếu không phát hiện và phòng ngừa kịp thời sẽ dẫn đến mất nước, kiệt sức và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Các thông tin về tiêu chảy là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ được Maciek Design chia sẻ chi tiết ở chuyên đề ngày hôm nay.
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy hay còn được gọi với cách gọi dân gian là ỉa chảy. Bệnh lý này gây ra cho các vấn đề về đường tiêu hóa. Bệnh này có thể xảy ra ở trẻ em và cả người lớn với dấu hiệu cơ bản nhất là đi ngoài nhiều lần ở dạng phân lỏng. Tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất sức và có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Các loại tiêu chảy
Tiêu chảy được chia thành nhiều loại khác nhau. Một số bệnh lý tiêu chảy có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Cần phân chia các loại tiêu chảy và tìm hiểu về dấu hiệu để có các phương án điều trị thích hợp.
- Bệnh lý tiêu chảy cấp tính thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi mầm non hoặc những năm đầu tiên khi vào tiểu học. Trẻ sẽ bị tiêu chảy kéo dài khoảng 1 tuần. Mật độ đi tiêu chảy khoảng 3 ngày/lần. Trường hợp này có thể là do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Sẽ ổn sau một thời gian nhưng nếu trẻ gặp phải Rotavirus thì bệnh lý tiêu chảy sẽ ngày càng nặng hơn.
- Tiêu chảy mãn tính sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Cơ thể người sẽ ngày càng mệt mỏi, thiếu sức sống và giảm đề kháng, hệ miễn dịch. Nếu kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
- Bệnh lý tiêu chảy thẩm thấu thường xảy ra khi bệnh nhân tiêu thụ một loại thực phẩm không phù hợp. Lượng phân lỏng đi ngoài mỗi ngày có thể từ 250ml đến 1 lít/ngày.
- Tiêu chảy xuất tiết là dạng tiêu chảy nặng, rối loạn chuyển tải ion các tế bào trong mô ruột. Trường hợp này cần đến các cơ sở để điều trị y tế.
Nguyên nhân của bệnh lý tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy xảy ra ở mọi độ tuổi và đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:
1. Nhiễm vi khuẩn đường ruột
Nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy chính là nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Khi các vi trùng, vi rút, ký sinh trùng hoặc các loại vi nấm đi vào đường tiêu hóa làm viêm nhiễm đường ruột sẽ gây ra các biểu hiện tiêu chảy.
Thông thường các vi khuẩn này đến từ thức ăn và nước uống không hợp vệ sinh. Đặc biệt là đến từ các thức ăn chưa được nấu chín, nguồn nước ô nhiễm.
2. Ăn thực phẩm mất vệ sinh
Các thực phẩm đã được nấu chín nhưng mất vệ sinh cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. Một số thực phẩm đã nấu chín nhưng nguồn cung thực phẩm không đảm bảo. Hoặc thực phẩm đã để qua đêm, để nhiều ngày mà không có phương thứ bảo quản thích hợp.
3. Rối loạn vi sinh thường trú đường ruột
Một số người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh cũng vô tình làm rối loạn đường ruột. Nếu đang dùng thuốc và bị tiêu chảy nên đến các cơ sở ý tế hoặc thăm khám tại các chuyên gia để ngưng thuốc đang sử dụng.
4. Rối loạn hấp thu Lactose
Một số người có cơ địa đặc biệt, rối loạn hấp thu với các loại đường như Lactose, Glucose-Galactose, Fructose… Các loại đường này thường có trong các chế phẩm từ sữa, sữa bò tươi hoặc một số loại trái cây và mật ong. Cơ thể không hấp thu được đường Lactose dẫn đến cơ thể bị tiêu chảy để đào thải ra ngoài.
5. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm ôi thiu, thực phẩm chứa phụ gia độc hại có thể dễ đến đau bụng dữ dội, sốt và kèm theo tiêu chảy, nôn mửa.
6. Hội chứng ruột kích thích
Thay đổi thói quen ăn uống, sử dụng một số hoạt chất để giảm cân… cũng có thể dẫn đến nhu động ruột bị co thắt và kéo theo tiêu chảy.
7. Do bệnh lý viêm đại tràng gây nên
Bệnh nhân viêm đại tràng cũng sẽ có bệnh lý tiêu chảy khi cơn đau tái phát.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy thường đi kèm với vấn đề mất nước của cơ thể. Nếu bệnh tiêu chảy nặng, ỉa chảy thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Khi có triệu chứng tiêu chảy nên để ý đến các biểu hiện của người bệnh. Nếu để tiêu chảy và mất nước kéo dài có thể dẫn đến co giật, cơ thể tím tái. Một số trường hợp ngoài mong muốn có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, hãy chú trọng đến các dấu hiệu nhận biết tiêu chảy này:
- Chóng mặt sau khi đi tiêu chảy.
- Cơ thể bị chuột rút.
- Đi tiêu chảy kèm theo đau bụng và buồn nôn dữ dội.
- Sốt trong quá trình tiêu chảy.
- Khô, dính miệng và cảm thấy cơ thể mệt mỏi
- Nước tiểu màu vàng đậm hơn bình thường. Đi tiểu ít hoặc tần suất đi tiểu ít.
- Da khô, tím tái, trẻ khóc không có nước mắt.
- Đi tiêu chảy kèm theo máu trong phân lỏng.
- Phân có màu xanh đen có thể là dấu hiệu của xuất huyết hệ tiêu hóa.
- Vùng hậu môn nóng đỏ, rát do tiêu chảy nhiều lần.
Cách điều trị bệnh tiêu chảy như thế nào?
Bù nước và chất điện giải
Sử dụng Oresol để bù nước. Giải pháp điện giải bằng Oresol là phương pháp cơ bản nhất để bù nước cho cơ thể.
Dùng thuốc kháng sinh
Một số trường hợp người bệnh cần dùng đến thuốc kháng sinh để điều trị tiêu chảy do vi khuẩn gây nên.
Đến thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế
- Trong một số trường hợp đi ngoài một thời gian dài hoặc đi ngoài ra phân đen, hắc ín hay thấy máu đỏ tươi thì cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và có phác đồ điều trị rõ ràng.
- Các trường hợp sốt trên 2 ngày, sốt cao liên tục và phần bụng đau dữ dội kèm theo đi ngoài không giảm, nước tiểu màu đậm cũng nên thuê xe cứu thương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị tiêu chảy.
- Trường hợp da khô, tim đập nhanh, lượng nước tiểu ít thì không nên chần chờ mà đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
Cơ sở y tế sẽ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu, phân lỏng để xác định nguyên nhân của bệnh lý tiêu chảy và có phác đồ điều trị rõ ràng. Một số trường hợp bệnh nhân tiêu chảy cũng sẽ được chỉ định thêm nội soi đại tràng để và lấy sinh thiết để xác định nguyên nhân tiêu chảy và lên phác đồ điều trị.
Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy như thế nào?
Tiêu chảy có thể gây tử vong đối với nhiều người. Cần phải biết cách phòng ngừa, tránh tiêu chảy để đảm bảo an toàn cho mình và người thân. Theo lời khuyên của các bác sĩ tại dịch vụ y tế Cấp Cứu Vàng thì để phòng ngừa tiêu chảy, nên chú trọng đến các yếu tố sau:
- Ăn chín, uống sôi, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn và rõ nguồn gốc.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi dùng các bữa cơm. Dùng đũa, muỗng thay vì ăn bốc bằng tay.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng tay cũng như làm sạch môi trường sống.
- Thiết lập hệ thống nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh.
- Đảm bảo nguồn nước sạch khi sử dụng. Ý thức chung cho công đồng bằng việc tiêu hủy xác động vật và rác thải thay vì đổ xuống sống, cống rãnh.
- Xử lý phân của người bệnh an toàn, cẩn thận nếu nhà có người bị tiêu chảy.
- Dụng cụ ăn uống, nấu nướng cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
Bệnh lý tiêu chảy khá nguy hiểm và có thể dẫn đến kiệt sức, suy nhược cơ thể. Trong một số trường hợp người bệnh có thể tử vong vì chuyển biến bệnh tiêu chảy nặng. Vì thế cần tìm hiểu rõ về tiêu chảy là gì cũng như nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa để có kiến thức về bệnh lý tiêu chảy cơ bản nhất. Hy vọng những thông tin về bệnh lý tiêu chảy đã giúp bạn tổng hợp được các thông tin và kỹ năng cơ bản để xử lý bệnh tiêu chảy.