Hosting là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với những doanh nghiệp muốn xây dựng website chất lượng. Tuy nhiên đối với những newbie mới gia ngành này thì Hosting vẫn là một khái niệm khá mới mẻ. Bài viết dưới đây của Maciek Design sẽ giúp bạn tìm hiểu Hosting là gì và kiến thức chi tiết về web Hosting cho người mới để có thể hiểu rõ hơn khái niệm này.
Hosting là gì?
Hosting là một dịch vụ lưu trữ thông tin, xử lý và chia sẻ dữ liệu trực tuyến trên website. Máy chủ của các nhà cung cấp Hosting sẽ có đường truyền có cấu hình cao và địa chỉ IP riêng. Chính vì vậy, hoạt động website của bạn sẽ không bị gián đoạn, có độ bảo mật cao và thân thiện với người dùng.
Khi thuê dịch vụ Hosting, bạn cần quan tâm tới những dịch vụ tiện ích đi kèm để có thể đảm bảo trang web của bạn hoạt động hoàn hảo nhất.
Những loại web Hosting phổ biến
Trước khi lựa chọn nhà cung cấp Hosting chất lượng nhất, bạn cần tìm hiểu những loại web Hosting phổ biến để có thể lựa chọn được loại Hosting phù hợp.
Dedicated Server
Dedicated Server là 1 máy chủ vật lý riêng, bạn có toàn quyền sử dụng máy chủ này. Dedicated Hosting có độ bảo mật tốt và cấu hình cao. Chính vì vậy, web Hosting này rất phù hợp với nhũng website có lưu lượng truy cập rất lớn. Chi phí nó cũng cao hơn so với những loại Hosting khác do cần quản trị viên máy quản lý.
Shared Hosting là dịch vụ Hosting có rất nhiều website nằm trong cùng một web server kết nối với internet. Máy chủ của Shared Hosting sẽ được đặt tại trung tâm dữ liệu. Sau đó, nhà cung cấp sẽ chia nhỏ những tài nguyên trong máy chủ để cung cấp dịch vụ cho người sử dụng. Loại Hosting này rất phù hợp với những website không quá nặng dữ liệu, số lượt người truy cập vừa phải. Giá thành của Shared Hosting cũng rất phải chăng, phù hợp với kinh tế của nhiều doanh nghiệp
Cloud Hosting
Cloud Hosting là dịch vụ sử dụng tài nguyên điện toán đám mây để giúp các trang web và ứng dụng có thể truy cập được. Một mạng lưới những máy chủ đám mây sẽ được kết nối với nhau, lưu trữ thông tin của trang web, đảm bảo tính ổn định, linh hoạt và mở rộng tài nguyên máy chủ. Bạn có thể tham khảo tại Hosting Mona để được tư vấn rõ ràng về dịch vụ Premium Cloud Hosting chất lượng với tốc độ tải dưới 3s, uptime lên tới 99% đảm bảo làm hài lòng nhu cầu tốc độ load web của khách hàng.
Virtual Private Server (VPS)
VPS phân chia 1 máy chủ thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Máy chủ của VPS được lựa chọn từ những trang web có chủ sở hữu với lượng truy cập trung bình nhưng không cần tài nguyên của chính máy chủ chuyên dụng. Máy chủ của VPS sẽ có một hệ điều hành riêng, toàn quyền quản lý các root và có thể restart hệ thống mọi lúc.
WordPress Hosting
WordPress Hosting là Hosting dùng để lưu trữ dữ liệu website sử dụng hệ quản trị nội dung WordPress. Đây được coi là mã nguồn an toàn được tin tưởng bởi tốc độ truy cập nhanh và bảo mật tốt. WordPress Hosting được thiết kế có cấu hình riêng, được gắn các Plugin, theme độc nhất cho từng trang web.
Xem thêm: Có nên thiết kế website bằng WordPress hay không?
Các thông số cần biết về Hosting
- Storage ( Dung lượng lưu trữ): có 2 loại Storage là SSD và HDD. HDD có tốc độ xử lý dữ liệu chậm hơn, giá thành của nó cũng rẻ SSD.
- Hệ điều hành: Có hai hệ điều hành thường xuyên được sử dụng là Windows và Linux.
- Băng thông (Bandwidth): Thuật ngữ này dùng để tốc độ dữ liệu truyền thông tin trong 1 giây. Băng thông của các nhà cung cấp Hosting thường được tính theo tháng. Khi dùng hết băng thông bạn cần liên lạc với đơn vị để mua thêm nó.
- Addon Domain: Addon Domain hỗ trợ người dùng chạy nhiều website trên cùng một Hosting
- Parked Domain: Chỉ tên miền khác nhau nhưng dùng chung tài nguyên Hosting
- Sub Domain: Thuật ngữ dùng để chỉ những tên miền con được phát triển từ tên miền chính.
Hosting hoạt động như thế nào?
Khi các dữ liệu website được đẩy lên Hosting, server sẽ tiến hành lưu trữ và xử lý. Các dữ liệu của trang web lúc này sẽ được lưu trữ dưới dạng tệp, sau đó gửi khi truy vấn. Khi người dùng truy cập vào trang web, thông tin tìm kiếm sẽ hiển thị từ máy chủ.
Nếu khách hàng tra cứu thông tin và nhấp vào trang web của bạn. Lúc này, máy chủ sẽ làm nhiệm vụ đưa trang hiển thị trên màn hình trình duyệt. Khi bạn click vào một bài viết cụ thể trong website, bài viết này sẽ hiển thị ngay trên màn hình của máy chủ
Máy chủ có lượng dung lượng lớn và bảo trì sẽ hạn chế tình trạng máy chủ lỗi, tải chậm và rò rỉ dữ liệu. Khi những lỗi của máy chủ không kịp thời phát hiện và xử lý thì thời gian truyền tải dữ liệu và khả năng tiếp cận thông tin của người dùng sẽ bị giảm.
Hosting ảnh hưởng như thế nào đến SEO
Hosting ảnh hưởng rất lớn đến SEO. Một chiến dịch SEO hoàn hảo khi bạn chuẩn bị rất kỹ càng về website, offpage, onpage và Hosting.
- Crawler và Downtime: Trong quá trình SEO, Crawler của những Search Engine sẽ truy cập vào web của bạn nhằm đánh chỉ mục, giả sử site đang bị down thì Crawler sẽ không thể thu thập được bất cứ dữ liệu nào. Điều này đồng nghĩa với việc nỗ lực SEO của bạn đã thất bại, tối ưu SEO cũng không được ghi nhận.
- Tốc độ của website: Một trang web có tốc độ tải trang nhanh sẽ rất có lợi cho SEO, đồng thời tăng độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ trang. Từ đó tỷ lệ thoát trang sẽ giảm, bạn sẽ có những khách hàng trung thành đón đọc trang web của bạn. Chính vì vậy, việc lựa chọn một nhà cung cấp Hosting và loại Hosting phù hợp là rất quan trọng.
- Tính bảo mật: Một nhà cung cấp Hosting tốt thường có Hosting có độ bảo mật cao, rất khó để bị nhiễm độc hay hacker xâm nhập trang web. Website của bạn rất dễ bị xóa khỏi Top Google và vào danh sách đen nếu tính bảo mật của web lỏng lẻo và rò rỉ thông tin. Chắc hẳn bạn không muốn điều này diễn ra phải không?
- Am hiểu về SEO: Sẽ ra sao nếu một đơn vị cung cấp Hosting nhưng lại không có kiến thức về SEO website. Mọi nỗ lực của bạn sẽ mất nếu nhà cung cấp không hiểu về SEO.
Trên đây là những thông tin bổ ích về chủ đề Hosting là gì. Hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về dịch vụ Hosting mà chúng tôi đã chia sẻ. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi để có thêm thật kiến thức thú vị và bổ ích nhé