Giấy phép xả nước thải là một trong những văn bản quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các tổ chức có hoạt động xả thải ra môi trường. Việc xin cấp giấy phép này không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn là trách nhiệm bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến nguồn nước và hệ sinh thái. Trong bài viết này, Maciek sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình, thủ tục và những điều kiện cần thiết để được cấp giấy phép xả nước thải, từ đó giúp các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện đúng quy định, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Giấy phép xả nước thải là gì?
Giấy phép xả thải là loại giấy phép nhằm đảm bảo rằng nước thải trước khi xả vào nguồn nước đã đạt chuẩn không gây tác động xấu đến hệ sinh thái. Những quy chuẩn này được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trong các văn bản luật hiện hành.
Bằng cách phân tích, đánh giá tác động của nước thải đến môi trường nước. Từ đó, cơ quan quản lý có thể đưa ra các phương pháp quản lý và giải pháp công nghệ phù hợp cho doanh nghiệp trước khi được xả vào môi trường.
Xem thêm: Top 8 Đơn Vị Nhập Hàng Trung Quốc Giá Rẻ, Uy Tín
Cơ sở pháp lý quy định việc xin giấy phép xả nước thải
Thông thường, chủ xí nghiệp khi chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép xả thải thì cần phải căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành dưới đây:
- Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13: Luật này bao gồm các quy định chung về quản lý và bảo vệ tài nguyên nguồn nước tại Việt Nam.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP: Mô tả chi tiết về các điều của Luật Tài nguyên nước. Cụ thể về việc cấp phép và quản lý xả nước thải.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT: Quy định về việc đăng ký cung cấp các mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh và cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, bao gồm các quy định về xả thải.
Các đối tượng không cần phải xin giấy phép xả nước thải
Theo Điều 35 Khoản 5 trong Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13 đã quy định cụ thể về ba đối tượng không cần xin giấy phép khi xả thải. Bao gồm:
- Cá nhân, hộ gia đình: Nước thải sinh hoạt thì được miễn xin giấy phép.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Khi dưới 5m3/ ngày và không chứa hóa chất độc hại. Hoặc nếu các cơ sở này xả vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đã được cơ quan thẩm quyền chứng nhận thì không cần xin giấy phép.
- Hệ thống nuôi trồng thủy sản: Với quy mô không vượt quá 10.000 m³/ngày đêm hoặc nuôi trồng trên biển, sông, suối, hồ chứa.
Xem thêm: Tổng Hợp Các Loại Vải Áo Thun Phổ Biến Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay
Những đối tượng bắt buộc phải có giấy phép xả nước thải
Vậy các trường hợp nào thì cần phải có giấy phép xả nước thải? Cụ thể như sau:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Dung tích trên 5m3/ ngày đêm hoặc dưới 5m3 nhưng lại có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ.
- Hệ thống nuôi trồng thủy sản: Với quy mô vượt quá 10.000 m³/ngày đêm.
- Không xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung: Lúc này doanh nghiệp phải xin giấy phép để có thể thả trực tiếp ra sông, hồ.
Thời hạn của giấy phép xả nước thải là bao lâu?
Giấy phép xả nước thải sẽ có thời hạn nhất định và tùy vào quy mô dự án đầu tư của nhà máy sản xuất xả thải.
- Tối đa: 7 ~10 năm.
- Tối thiểu: 3 năm.
Đối với trường hợp gia hạn giấy phép thì có thể thực hiện nhiều lần:
- Tối đa: 5 năm.
- Tối thiểu: 2 năm.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải?
Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải cho xí nghiệp, nhà máy gồm có:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc huyện.
Xem thêm: Tổng Hợp Các Nguồn Hàng Trâm Cài Tóc Cổ Trang Trung Quốc
Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải theo quy định
Để xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, chủ xí nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu như:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép: Cần được điền đầy đủ thông tin theo mẫu quy định, nêu rõ mục đích và quy mô xả thải.
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước:
- Nếu chưa xả nước thải: Nộp đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành xử lý nước thải.
- Nếu đang xả nước thải: Nộp báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành xử lý nước thải.
- Kết quả phân tích chất lượng nước:
- Nguồn nước tiếp nhận: Cung cấp kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước.
- Nước thải trước và sau khi xử lý: Cung cấp kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý.
- Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải: Sơ đồ phải thể hiện rõ vị trí và khu vực xả nước thải vào nguồn nước. Việc này giúp cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra và đánh giá.
- Trường hợp lần đầu công trình xả nước thải vào nguồn nước: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải được nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Lúc này cơ quan chức năng mới có thể xem xét và cấp phép kịp thời trước khi công trình đi vào hoạt động.
Xem thêm: Hosting Là Gì? Kiến Thức Cần Biết Về Web Hosting Cho Người Mới
Các bước để lập giấy phép xả nước thải
Chủ xí nghiệp, nhà máy cần phải trải qua tổng cộng đủ 3 bước để có thể nhận được Giấy phép xả nước thải. Đó là:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức hoặc cá nhân đề nghị cấp phép cần nộp hai bộ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận. Kèm theo đó là phí thẩm định hồ sơ theo quy định.
Trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần nộp thêm một bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa phương
Bước 2: Thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải
Kế đến cơ quan chức năng sẽ nhận hồ sơ để xem xét và thẩm định. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo cho đơn vị đề nghị cấp phép và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đúng quy định.
Kết quả thẩm định:
- Đủ điều kiện cấp phép: Cơ quan tiếp nhận sẽ trình lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Không đủ điều kiện cấp phép: Hồ sơ sẽ được trả lại và thông báo lý do không cấp phép.
Trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa, cơ quan sẽ thông báo rõ ràng và thời gian hoàn thiện hồ sơ không được tính vào thời gian thẩm định. Sau đó người đại diện doanh nghiệp sẽ nộp lại cho cơn quan chức năng để tái thẩm định. Quá trình này sẽ tiếp tục trong vòng 20 ngày làm việc sau khi hồ sơ được bổ sung hoàn chỉnh.
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Khi nhận được giấy phép từ cơ quan thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo kết quả cho doanh nghiệp. Cuối cùng thì đại diện doanh nghiệp sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính (trong vòng 5 ngày) và nhận giấy phép theo đúng thời hạn yêu cầu.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Gậy Golf Chính Hãng Và Fake Đơn Giản
Dịch vụ tư vấn lập giấy phép xả thải cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh có phát sinh nước thải bắt buộc phải xin giấy phép xả nước thải để đảm bảo rằng nước thải được xả ra tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, hồ sơ và thủ tục xin giấy phép này khá phức tạp và yêu cầu hiểu biết sâu về các quy định pháp luật nên thông thường các doanh nghiệp sẽ nhờ đến các công ty dịch vụ môi trường.
Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Polygreen là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các giải pháp môi trường cho doanh nghiệp. Polygreen mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường và hỗ trợ tối ưu hóa chi phí.
Khi lựa chọn dịch vụ tư vấn môi trường của công ty Polygreen, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích cho quá trình quản lý và bảo vệ môi trường. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật khi sử dụng dịch vụ của Polygreen:
- Giải pháp tiết kiệm và phù hợp: Cam kết cung cấp các giải pháp tiết kiệm và phù hợp nhất cho doanh nghiệp, giúp giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.
- Báo giá công khai và minh bạch: Đảm bảo mức giá công khai và minh bạch theo từng hạng mục dịch vụ, không có chi phí phát sinh không cần thiết.
- Hồ sơ pháp lý đầy đủ: Cung cấp đầy đủ các hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật, giúp khách hàng hoàn thành các thủ tục môi trường một cách chính xác và đầy đủ.
- Cập nhật luật pháp mới nhất: Polygreen nhanh chóng cập nhật và thông báo về các điều luật, nghị định mới nhất liên quan đến môi trường, giúp khách hàng luôn tuân thủ mọi quy định pháp luật.
- Hỗ trợ 24/7: Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm và tận tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, giải đáp mọi thắc mắc và đáp ứng mọi yêu cầu cấp thiết.
Đến với Polygreen, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo một quy trình xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời đảm bảo tuân thủ mọi quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 860/13B, Đ. Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Q. 7, TP. HCM
- Số điện thoại: 028 3773 2377
- Website: https://dichvumoitruong.vn/
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về những quy định liên quan đến giấy phép xả nước thải mới nhất hiện nay. Việc có giấy phép xả nước thải là một phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định pháp luật. Đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng các điều kiện của giấy phép sẽ giúp các doanh nghiệp và tổ chức đóng góp tích cực vào việc duy trì sự trong sạch của nguồn nước và môi trường xung quanh.
Xem thêm: Chứng Chỉ SSL Là Gì? Đăng Ký Chứng Chỉ SSL Như Thế Nào?