Việc thiết kế một Website sẽ giúp cho doanh nghiệp có một không gian tương tác dành riêng cho khách hàng của họ. Vì vậy mà Website cần có mức độ bảo mật cao thì khách hàng mới yên tâm trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà doanh nghiệp của bạn cần đến chứng chỉ SSL. Vậy chứng chỉ SSL là gì? Đăng ký chứng chỉ SSL như thế nào? Hãy cùng Maciek – Design tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Chứng chỉ SSL là gì?
Chứng chỉ SSL là cụm viết tắt của Certificate Secure Sockets Layer – tiêu chuẩn chứng nhận về danh tính, mã hóa giữa server, trình duyệt và máy chủ. Nói một cách dễ hiểu thì chứng chỉ SSL sẽ đảm bảo những nội dung dữ liệu được truyền tải một cách riêng tư và bảo mật toàn vẹn.
Hiện nay, chứng chỉ SSL được sử dụng rộng rãi và trở thành tiêu chuẩn bảo mật cho rất nhiều Website khác nhau. Chúng giúp khách hàng truy cập vào Website của bạn được đảm bảo sự đáng tin, tránh nguy cơ bị can thiệp bởi một nguyên nhân nào thứ 3. Một chứng chỉ SSL tiêu chuẩn sẽ bao gồm:
- Tên người dùng sở hữu
- Chứng chỉ SSL có ngày hết hạn và số seri
- Bản sao các mã khóa công khai của người dùng
- Chữ ký, chứng nhận của các bên liên quan
Phân loại chứng chỉ SSL
Hiện nay việc cung cấp tiêu chuẩn chứng chỉ SSL là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, đơn vị xây dựng hệ thống Website. Vì thế chứng chỉ SSL tại các công ty hosting cũng được phát triển đa dạng không kém mà bạn cần nắm bắt.
Wildcard SSL Certificate
Wildcard SSL Certificate là một loại chứng chỉ SSL cho phép dùng trên tên miền chính và tên miền phụ. Chúng khá phù hợp để dùng cho nhiều Subdomain khác nhau như gian hàng Online, Facebook Apps,…
UC/SAN SSL Certificate
UC/SAN là một loại chứng chỉ SSL dành cho phần mềm Communication của Microsoft. Chúng cho phép người dùng kết hợp giữa SSL cơ bản và SSL siêu chứng chỉ, có bảo hành lâu dài. Thường gặp trên các phần mềm như Lync, Microsoft Office Communications,…
Organization Validation SSL Certificate
Chứng chỉ Organization Validation SSL là loại xác thực tổ chức, chúng có độ bảo mật cao nên tập trung chủ yếu cho việc tạo nên độ tin cậy truyền thông cho trang web doanh nghiệp hay tổ chức. Điều này cũng là ưu điểm vượt trội của loại chứng chỉ SSL này, nhiều khách hàng cũng đã để lại phản hồi hài lòng khi chúng được áp dụng trên hệ thống.
Domain Validated SSL Certificate
Domain Validated SSL là một loại xác thực tên miền, điều kiện sử dụng là người dùng cần chứng minh quyền sở hữu domain. Dành cho các doanh nghiệp, tổ chức có quy mô vừa và nhỏ nên giá thành của chúng cũng không quá cao.
Extended Validation SSL Certificate
Extended Validation SSL là loại chứng chỉ SSL thuộc xác thực mở rộng, chúng được phục vụ tập trung vào tương tác và kết nối với khách hàng. Điều kiện sử dụng là người dùng cần chứng minh quyền sở hữu cùng các giấy tờ liên quan. Ưu điểm của Extended Validation SSL là độ bảo mật cao nên được nhiều sự tín nhiệm của các doanh nghiệp quy mô vừa đến lớn.
Lợi ích khi dùng chứng chỉ SSL là gì?
Khi sử dụng bất kỳ một không gian nào có kết nối Internet, người dùng đều phải đối mặt với những lỗ hổng bị Hacker tấn công. Như vậy, chứng chỉ SSL sinh ra nhằm mục đích bảo vệ Website của bạn một cách hữu hiệu nhất, cụ thể:
- Dữ liệu sẽ luôn được an toàn mà không bị rò rỉ bởi Hacker.
- Chúng chứa một mã hóa đặc biệt mà chỉ người nhận đúng nhất mới có thể mở.
- Người gửi dữ liệu không thể phủ nhận lệnh truy cập của mình.
Từ đó có thể thấy rằng việc sử dụng chứng chỉ SSL là điều vô cùng quan trọng. Khi đó, mọi lợi ích của chúng được tận dụng tối đa:
- Chứng chỉ SSL giúp xác thực Website.
- SSL nâng cao được hình ảnh và tư duy của doanh nghiệp một cách tối đa.
- Các giao dịch của khách hàng và doanh nghiệp được bảo mật.
- Bảo vệ các quyền truy cập giữa các ứng dụng quan trọng.
- Bảo mật các ứng dụng ảo, dịch vụ FTP, truyền dữ liệu nội bộ hay VPN Access Servers, Citrix Access Gateway.
- Hạn chế tối đa các nguy cơ bị xâm nhập, dẫn đến một số sự cố nguy hại xảy ra.
Các cách đăng ký chứng chỉ SSL cơ bản là gì?
Hiện nay, việc đăng ký mua SSL được nhiều người quan tâm vì chúng đóng vai trò quan trọng đối với Website. Dưới đây là các hình thức đăng ký cơ bản mà bạn có thể tham khảo qua.
Đăng ký trên cPanel
- Bước 1: Đầu tiên người dùng cần đăng nhập vào cPanel như thường lệ.
- Bước 2: Sau đó, bạn nhấp vào biểu tượng SSL/TLS hiển thị trên thanh công cụ.
- Bước 3: Khi một bảng thông báo hiện lên, bạn ấn chọn Manage SSL Sites.
- Bước 4: Tại Domain, người dùng chọn tên miền hosting cần cài đặt chứng chỉ SSL.
- Bước 5: Điền các nội dung theo các file mà bạn nhận được khi đã đăng ký SSL. Bao gồm Certificate: (File .CRT), Private Key (File .KEY), Certificate Authority Bundle (CABUNDLE).
Sử dụng giao diện quản lý WordPress
Bạn cần tiến hành thực hiện cài chứng chỉ SSL lên Website bằng cách đăng nhập vào Control Panel, chọn thiết lập SSL. Sau khi đã thiết lập SSL tại trang web, bạn truy cập vào WordPress chọn mục Dashboard. Tiếp hành mở Settings chọn General, chọn 2 mục WordPress Address (URL) và Site Address (URL).
Sau đó bạn cần thiết lập địa chỉ Website đã gán chứng chỉ SSL trước đó lên 2 mục của WordPress. Khi đó WordPress sẽ được chuyển thành HTTPS để tiếp hành thực hiện nhiệm vụ của Website.
Đăng ký bằng cài Plugin
Đầu tiên, người dùng cần truy cập vào WordPress và tiến thành kích hoạt Plugin. Sau đó bạn thực hiện tuần tự theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn mục Plugin, kích chọn Add New để cài đặt.
- Bước 2: Khi màn hình xuất hiện ra các thanh chọn khác nhau, bạn ấn vào biểu tượng Really Simple SSL.
- Bước 3: Tiếp tục lựa chọn Install Now và chọn Activate để thực hiện thiết lập chúng.
Ngoài những cách đăng ký chứng chỉ SSL cơ bản trên các bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ đăng ký SSL của các công ty công nghệ chuyên thiết kế Website vừa tiện lợi, nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn chất lượng.
Một số lỗi thường thấy khi cài đặt chứng chỉ SSL là gì?
Một số các lỗi mà khi cài đặt chứng chỉ SSL người dùng thường gặp đến từ các nguyên nhân khác nhau như ngày giờ trên máy tính không trùng khớp, chứng chỉ SSL không đủ bảo mật, trang web có các file độc hại,… sẽ mang đến một chút rắc rối khi khách hàng truy cập. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng chứng chỉ SSL mà chúng ta có thể thấy như:
- Kết nối này không đáng tin cậy.
- Lỗi giao thức SSL cùng lỗi kết nối.
- Kết nối không phải kết nối riêng tư hay an toàn.
- Máy chủ không hợp lệ với bảo mật chứng chỉ.
- Chứng chỉ của web không đáng tin.
- Khả năng đây không phải trang web bạn tìm kiếm.
Đối với một số lỗi có nguyên nhân riêng biệt, chúng cần xử lý bởi những giải pháp mang tính cụ thể. Hiện nay có một số cách phổ biến như sau:
- Thiết lập thêm chứng chỉ: Sử dụng trình duyệt để lưu liên kết, sau đó chọn cài đặt nâng cao và vào phần quản lý chứng chỉ – Manage certificates. Sau đó tích hợp các lệnh Automatically select the certificate store based on the type of certificate để cài đặt.
- Thiết lập thời gian: Người dùng cần điều chỉnh thời gian sao cho khớp với thực tế để tránh xuất hiện thêm lỗi. Bạn vào menu Start để chọn cài đặt, điều chỉnh trong phần Time & Language. Tại đây, bạn thay đổi ngày giờ sao cho chuẩn xác là có thể truy cập.
- Thiết lập phần mềm diệt virus: Người dùng có thể sử dụng một phần mềm diệt virus nào đó bất kỳ, lựa chọn cài đặt vào máy. Tuy nhiên cách thức này không thể hạn chế được 100%, nếu không thể khắc phục bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của nhà cung cấp.
Nội dung bài viết trên đã cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết xung quanh chứng chỉ SSL là gì? Đăng ký chứng chỉ SSL như thế nào? Hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích góp phần hỗ trợ trong việc xây dựng và thiết kế Website an toàn, bảo mật.
Nếu bạn đang quan tâm đến thiết kế Website, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức.